"TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VỮNG VÀNG PHÁT TRIỂN, HƯỚNG TỚI NHIỀU MỤC TIÊU MỚI" là tiêu đề bài viết trên Tạp chí Chứng khoán số Xuân Quý Mão 2023. Chi tiết tại đây:
Cập nhật ngày 13/01/2023 - 15:20:51

NĂM 2022: TIẾP TỤC VỮNG BƯỚC
Năm 2022, trong bối cảnh thị trường tài chính quốc tế nói chung và thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như căng thẳng địa chính trị, lạm phát tăng cao, chiến lược Zero-Covid của Trung Quốc tiếp diễn đã làm trầm trọng tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Hơn 90 ngân hàng trung ương trên thế giới đã tăng lãi suất trong năm 2022, tâm lý nhà đầu tư bi quan dẫn đến TTCK gặp nhiều biến động. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ Tài chính và trực tiếp là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã rất nỗ lực, tích cực trong công tác chỉ đạo, điều hành, đã hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm 2022 và không để xảy ra bất kỳ sự cố nào gây gián đoạn đến hoạt động của thị trường, cụ thể:
Nỗ lực hoàn thành chương trình công tác trọng tâm năm 2022
Với vai trò là tổ chức hạ tầng duy nhất cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoàn tất giao dịch chứng khoán cho các chứng khoán niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) và chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết, VSD đã có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển ổn định của TTCK. Đặc biệt, mặc dù năm qua, thị trường có nhiều biến động với nhiều công việc phát sinh và chưa từng có tiền lệ, song các giao dịch đều được VSD phối hợp với hai SGDCK thanh toán đúng hạn, an toàn, đảm bảo cho thị trường vận hành thông suốt. Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ Tài chính, UBCKNN và sự phối hợp tích cực, đồng bộ của các đơn vị có liên quan, trong năm 2022, VSD đã thực hiện hoàn thành tốt hoạt động nghiệp vụ về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán, hoàn thành các công việc, các đề án, dự án trọng tâm, đảm bảo cho thị trường vận hành thông suốt, an toàn, góp phần không nhỏ vào việc triển khai các giải pháp phát triển TTCK, cụ thể:
Thứ nhất, tập trung nguồn lực ban hành các quy chế, quy định hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ tại VSD cũng như hoàn thành các nội dung liên quan đến VSD trong việc tham gia xây dựng các văn bản pháp lý về hoạt động của TTCK gửi Bộ Tài chính, UBCKNN.
Năm 2022, đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như giải quyết các khó khăn vướng mắc cho thành viên, tổ chức phát hành và nhà đầu tư, VSD đã ban hành mới 10 quy chế và sửa đổi, bổ sung quy chế về hoạt động nghiệp vụ của VSD cho phù hợp với thực tế triển khai và quy định tại các văn bản pháp lý có liên quan. Cùng với đó, VSD đã hoàn thành các nội dung liên quan đến VSD trong tham gia xây dựng các văn bản pháp lý về hoạt động của TTCK gửi Bộ Tài chính, UBCKNN; tham gia hoàn thiện Thông tư về hướng dẫn hình thức đóng góp, mức đóng góp, trích lập, quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ thanh toán, quỹ bù trừ, quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ và Thông tư về tổ chức giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành riêng lẻ.
Thứ hai, chính thức triển khai Phương án điều chỉnh thời gian hoàn tất thanh toán đối với chứng khoán có chu kỳ thanh toán T+2 từ ngày 29/8/2022 nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường, tạo điều kiện cho nhà đầu tư quay vòng vốn nhanh hơn.
Trong năm 2022, VSD đã phối hợp với thành viên thị trường và ngân hàng thanh toán (NHTT) điều chỉnh hệ thống và đưa vào vận hành thành công phương án điều chỉnh thời gian hoàn tất thanh toán đối với chứng khoán có chu kỳ thanh toán T+2 từ ngày 29/8/2022. Đối với các nhà đầu tư trên TTCK, thời gian hoàn tất thanh toán giao dịch chứng khoán có tính quyết định đối với thời gian hoàn tất một chu kỳ giao dịch mua, bán chứng khoán, và là một trong những yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến kế hoạch, chiến lược đầu tư của họ cũng như khả năng sinh lời của dòng vốn đầu tư. Chính vì vậy, việc VSD phối hợp với các thành viên trên TTCK thực hiện triển khai việc rút ngắn thời gian hoàn tất thanh toán giao dịch chứng khoán đối với các chứng khoán có chu kỳ thanh toán T+2 kể từ ngày 29/8/2022 đã đem lại nhiều kỳ vọng cho nhà đầu tư bởi đây là một trong những yếu tố có thể kích hoạt dòng tiền vào kênh đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, việc rút ngắn thời gian thanh toán bên cạnh khả năng nâng cao tính thanh khoản cho thị trường, gia tăng lợi ích cho nhà đầu tư thì đồng thời cũng tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán cao hơn do thời gian thanh toán ngắn hơn đồng nghĩa với việc thành viên lưu ký có ít thời gian hơn để huy động chứng khoán, tiền trong trường hợp kiểm soát không tốt ký quỹ của nhà đầu tư hoặc phát sinh lỗi giao dịch. Theo thực tế triển khai, việc thanh toán được VSD đảm bảo an toàn, thông suốt. Có thể nói, đây là những nỗ lực lớn của cơ quan quản lý, VSD, các SGDCK cũng như thành viên thị trường và NHTT.
Thứ ba, hoàn thành xây dựng hệ thống trực tuyến đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đã đăng ký tập trung tại VSD.
Nỗ lực hoàn thành chương trình công tác trọng tâm năm 2022
Với vai trò là tổ chức hạ tầng duy nhất cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoàn tất giao dịch chứng khoán cho các chứng khoán niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) và chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết, VSD đã có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển ổn định của TTCK. Đặc biệt, mặc dù năm qua, thị trường có nhiều biến động với nhiều công việc phát sinh và chưa từng có tiền lệ, song các giao dịch đều được VSD phối hợp với hai SGDCK thanh toán đúng hạn, an toàn, đảm bảo cho thị trường vận hành thông suốt. Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ Tài chính, UBCKNN và sự phối hợp tích cực, đồng bộ của các đơn vị có liên quan, trong năm 2022, VSD đã thực hiện hoàn thành tốt hoạt động nghiệp vụ về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán, hoàn thành các công việc, các đề án, dự án trọng tâm, đảm bảo cho thị trường vận hành thông suốt, an toàn, góp phần không nhỏ vào việc triển khai các giải pháp phát triển TTCK, cụ thể:
Thứ nhất, tập trung nguồn lực ban hành các quy chế, quy định hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ tại VSD cũng như hoàn thành các nội dung liên quan đến VSD trong việc tham gia xây dựng các văn bản pháp lý về hoạt động của TTCK gửi Bộ Tài chính, UBCKNN.
Năm 2022, đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như giải quyết các khó khăn vướng mắc cho thành viên, tổ chức phát hành và nhà đầu tư, VSD đã ban hành mới 10 quy chế và sửa đổi, bổ sung quy chế về hoạt động nghiệp vụ của VSD cho phù hợp với thực tế triển khai và quy định tại các văn bản pháp lý có liên quan. Cùng với đó, VSD đã hoàn thành các nội dung liên quan đến VSD trong tham gia xây dựng các văn bản pháp lý về hoạt động của TTCK gửi Bộ Tài chính, UBCKNN; tham gia hoàn thiện Thông tư về hướng dẫn hình thức đóng góp, mức đóng góp, trích lập, quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ thanh toán, quỹ bù trừ, quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ và Thông tư về tổ chức giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành riêng lẻ.
Thứ hai, chính thức triển khai Phương án điều chỉnh thời gian hoàn tất thanh toán đối với chứng khoán có chu kỳ thanh toán T+2 từ ngày 29/8/2022 nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường, tạo điều kiện cho nhà đầu tư quay vòng vốn nhanh hơn.
Trong năm 2022, VSD đã phối hợp với thành viên thị trường và ngân hàng thanh toán (NHTT) điều chỉnh hệ thống và đưa vào vận hành thành công phương án điều chỉnh thời gian hoàn tất thanh toán đối với chứng khoán có chu kỳ thanh toán T+2 từ ngày 29/8/2022. Đối với các nhà đầu tư trên TTCK, thời gian hoàn tất thanh toán giao dịch chứng khoán có tính quyết định đối với thời gian hoàn tất một chu kỳ giao dịch mua, bán chứng khoán, và là một trong những yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến kế hoạch, chiến lược đầu tư của họ cũng như khả năng sinh lời của dòng vốn đầu tư. Chính vì vậy, việc VSD phối hợp với các thành viên trên TTCK thực hiện triển khai việc rút ngắn thời gian hoàn tất thanh toán giao dịch chứng khoán đối với các chứng khoán có chu kỳ thanh toán T+2 kể từ ngày 29/8/2022 đã đem lại nhiều kỳ vọng cho nhà đầu tư bởi đây là một trong những yếu tố có thể kích hoạt dòng tiền vào kênh đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, việc rút ngắn thời gian thanh toán bên cạnh khả năng nâng cao tính thanh khoản cho thị trường, gia tăng lợi ích cho nhà đầu tư thì đồng thời cũng tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán cao hơn do thời gian thanh toán ngắn hơn đồng nghĩa với việc thành viên lưu ký có ít thời gian hơn để huy động chứng khoán, tiền trong trường hợp kiểm soát không tốt ký quỹ của nhà đầu tư hoặc phát sinh lỗi giao dịch. Theo thực tế triển khai, việc thanh toán được VSD đảm bảo an toàn, thông suốt. Có thể nói, đây là những nỗ lực lớn của cơ quan quản lý, VSD, các SGDCK cũng như thành viên thị trường và NHTT.
Thứ ba, hoàn thành xây dựng hệ thống trực tuyến đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đã đăng ký tập trung tại VSD.

VSD đã hoàn thiện và đưa vào vận hành hệ thống trực tuyến đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đã đăng ký tập trung tại VSD theo yêu cầu của khách hàng và theo quy định của pháp luật về chứng khoán nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả cho thị trường và tiện ích cho nhà đầu tư giảm thiểu việc xử lý thủ công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện của nghiệp vụ này.
Thứ tư, thực hiện các công tác chuẩn bị cho việc thành lập Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam.
Trong năm 2022, VSD đã tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện các công tác liên quan đến chuyển đổi sang mô hình Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (TCT LK&BTCK) theo Luật Chứng khoán năm 2019. Đây sẽ là dấu ấn quan trọng trong chặng đường phát triển của VSD nói riêng và TTCK nói chung.
Ngày 26/12/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 26/2022/QĐ-TTg về thành lập, tổ chức và hoạt động của TCT LK&BTCK. Theo đó, TCT LK&BTCK được thành lập trên cơ sở chuyển đổi VSD, có vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng[1], là doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh, có tên giao dịch quốc tế là Viet Nam Securities Depository and Clearing Corporation (VSDC).
Thứ năm, phối hợp với chủ đầu tư, các SGDCK để hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) mới cho thị trường.
Với vai trò là một trong những đơn vị thụ hưởng, trong năm 2022, VSD đã phối hợp chặt chẽ với các SGDCK, đặc biệt là chủ đầu tư SGDCK Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) và phía nhà thầu KRX (Hàn Quốc) triển khai các công việc thuộc trách nhiệm của VSD theo tiến độ của dự án hệ thống gói thầu “Thiết kế, giải pháp, cung cấp lắp đặt và chuyển giao hệ thống CNTT - HOSE” (gói thầu 04) và chỉ đạo của cơ quan quản lý. Hệ thống mới đi vào hoạt động sẽ góp phần nâng cao năng lực tổ chức, quản lý và vận hành thị trường, góp phần phát triển các sản phẩm dịch vụ mới và hướng tới các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Thứ sáu, triển khai xây dựng một số hệ thống/dịch vụ/sản phẩm mới phục vụ thị trường và đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý:
Triển khai xây dựng hệ thống đăng ký, lưu ký và thanh toán TPDN phát hành riêng lẻ: Để đảm bảo thị trường TPDN trở thành một kênh huy động vốn quan trọng, hiệu quả và hạn chế tối đa rủi ro cho nhà đầu tư, VSD đã phối hợp với SGDCK Hà Nội (HNX) triển khai xây dựng hệ thống đăng ký, lưu ký và thanh toán TPDN phát hành riêng lẻ theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và UBCKNN. Hiện tại, VSD đã hoàn thành các công tác chuẩn bị đầu tư để triển khai xây dựng hệ thống; tổ chức công tác lựa chọn nhà thầu để triển khai xây dựng hệ thống, đảm bảo thời gian đi vào vận hành là tháng 6/2023 theo quy định tại Nghị định số 65/2022/NĐ-CP ngày 16/9/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán TPDN ra thị trường quốc tế.
Thứ tư, thực hiện các công tác chuẩn bị cho việc thành lập Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam.
Trong năm 2022, VSD đã tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện các công tác liên quan đến chuyển đổi sang mô hình Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (TCT LK&BTCK) theo Luật Chứng khoán năm 2019. Đây sẽ là dấu ấn quan trọng trong chặng đường phát triển của VSD nói riêng và TTCK nói chung.
Ngày 26/12/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 26/2022/QĐ-TTg về thành lập, tổ chức và hoạt động của TCT LK&BTCK. Theo đó, TCT LK&BTCK được thành lập trên cơ sở chuyển đổi VSD, có vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng[1], là doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh, có tên giao dịch quốc tế là Viet Nam Securities Depository and Clearing Corporation (VSDC).
Thứ năm, phối hợp với chủ đầu tư, các SGDCK để hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) mới cho thị trường.
Với vai trò là một trong những đơn vị thụ hưởng, trong năm 2022, VSD đã phối hợp chặt chẽ với các SGDCK, đặc biệt là chủ đầu tư SGDCK Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) và phía nhà thầu KRX (Hàn Quốc) triển khai các công việc thuộc trách nhiệm của VSD theo tiến độ của dự án hệ thống gói thầu “Thiết kế, giải pháp, cung cấp lắp đặt và chuyển giao hệ thống CNTT - HOSE” (gói thầu 04) và chỉ đạo của cơ quan quản lý. Hệ thống mới đi vào hoạt động sẽ góp phần nâng cao năng lực tổ chức, quản lý và vận hành thị trường, góp phần phát triển các sản phẩm dịch vụ mới và hướng tới các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Thứ sáu, triển khai xây dựng một số hệ thống/dịch vụ/sản phẩm mới phục vụ thị trường và đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý:
Triển khai xây dựng hệ thống đăng ký, lưu ký và thanh toán TPDN phát hành riêng lẻ: Để đảm bảo thị trường TPDN trở thành một kênh huy động vốn quan trọng, hiệu quả và hạn chế tối đa rủi ro cho nhà đầu tư, VSD đã phối hợp với SGDCK Hà Nội (HNX) triển khai xây dựng hệ thống đăng ký, lưu ký và thanh toán TPDN phát hành riêng lẻ theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và UBCKNN. Hiện tại, VSD đã hoàn thành các công tác chuẩn bị đầu tư để triển khai xây dựng hệ thống; tổ chức công tác lựa chọn nhà thầu để triển khai xây dựng hệ thống, đảm bảo thời gian đi vào vận hành là tháng 6/2023 theo quy định tại Nghị định số 65/2022/NĐ-CP ngày 16/9/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán TPDN ra thị trường quốc tế.

Triển khai phương án kiểm soát việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin (CBTT) trước giao dịch của người nội bộ, người có liên quan: Hiện nay VSD đang tích cực phối hợp SGDCK Việt Nam để nghiên cứu triển khai phương án kiểm soát việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo, CBTT trước giao dịch của người nội bộ, người có liên quan.
Tiếp tục triển khai nghiên cứu mô hình đối tác bù trừ thanh toán trung tâm đối với TTCK cơ sở và các sản phẩm/dịch vụ khác: Về mô hình đối tác bù trừ thanh toán trung tâm đối với TTCK cơ sở: Năm 2021, VSD đã hoàn thành việc xây dựng phương án thanh toán theo mô hình đối tác bù trừ trung tâm cho TTCK cơ sở trên cơ sở các quy định hướng dẫn của Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Chứng khoán năm 2019; năm 2022, VSD tiếp tục làm việc với các thành viên thị trường về quy trình bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán cơ sở theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm (CCP) khi Ngân hàng lưu ký không phải là thành viên bù trừ. Dự kiến sẽ triển khai áp dụng sau khi hệ thống CNTT mới của gói thầu 04 đi vào hoạt động.
Ngoài ra, VSD đã chủ động nghiên cứu một số dịch vụ, sản phẩm mới để đưa vào ứng dụng tại VSD, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của thị trường và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế như nghiên cứu đăng ký tài khoản tổng và chứng chỉ lưu ký (DR), ứng dụng CNTT (big data, blockchain, fintech) vào hoạt động nghiệp vụ của VSD nhằm đáp ứng nhu cầu của tổ chức phát hành, thành viên lưu ký và nhà đầu tư...
Thứ bảy, hoàn thành phối hợp với các SGDCK để triển khai các nhiệm vụ của TTCK, cụ thể: phối hợp với HOSE về việc cung cấp bổ sung dữ liệu chỉ số VN30 để phục vụ cho việc điều chỉnh phương pháp tính toán giá thanh toán cuối cùng (FSP) hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số VN30 theo phương pháp mới; phối hợp với HNX về việc điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ ban đầu HĐTL chỉ số VN30 cho TTCK phái sinh và áp dụng tỷ lệ ký quỹ ban đầu mới cho HĐTL chỉ số VN30 (từ 13% lên 17%) từ 15/12/2022.
Thứ tám, tích cực mở rộng hợp tác quốc tế:
Để nâng cao vị thế của VSD, kịp thời cập nhật kiến thức mới trong ngành và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế nhằm áp dụng cho thị trường Việt Nam, trong năm 2022, VSD đã tham gia và triển khai một số hoạt động sau: (i) Tham gia góp ý với dự thảo Tờ trình báo cáo Bộ Tài chính về việc bãi bỏ Quyết định số 27/QĐ-BTC ngày 14/01/2021 quy định về quy trình đón khách nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày) với Bộ Tài chính; (ii) Tham dự họp và làm việc với 15 đoàn khách trong nước và quốc tế về cập nhật thông tin TTCK Việt Nam, định hướng phát triển và trao đổi cơ hội hợp tác với VSD. Bên cạnh đó, VSD đã tham gia Hội nghị SIBOS 2022 tại Amsterdam, Hà Lan; phối hợp với HSBC Việt Nam tổ chức kỳ họp lần thứ 9 của Nhóm thông lệ thị trường Việt Nam (VN NMPG) tại VSD...
Tăng cường phối hợp giám sát thị trường
Trong bối cảnh TTCK năm 2022 biến động mạnh, công tác tổ chức vận hành hoạt động của TTCK với sự tham gia, phối hợp giữa các đơn vị là VSD, các SGDCK với các thành viên giao dịch, thành viên bù trừ và NHTT đã được thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả giúp cho các hoạt động của thị trường diễn ra an toàn; công tác quản lý rủi ro nhất là rủi ro thanh toán đã được thực hiện tốt, đảm bảo thị trường vận hành thông suốt, an toàn.
Đối với việc quản lý thành viên lưu ký, VSD thường xuyên cập nhật và đưa ra quy định biện pháp chế tài xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm quy chế nghiệp vụ của thành viên nhằm tăng cường hoạt động giám sát và quản lý thành viên, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý, tính tự giác tuân thủ của thành viên và góp phần lành mạnh hóa thị trường, giúp thị trường vận hành an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, trong năm 2022, VSD cũng tổ chức hội nghị thành viên để các thành viên có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý hoạt động nghiệp vụ. Thông qua đó đưa ra các kiến nghị, đề xuất giúp nâng cao hiệu quả xử lý hoạt động nghiệp vụ giữa thành viên và VSD.
Đối với việc quản lý thành viên bù trừ, để tăng cường hoạt động tuân thủ các quy chế nghiệp vụ của VSD, giúp thị trường vận hành an toàn, VSD thực hiện quản lý, giám sát thành viên bù trừ thông qua quá trình tác nghiệp xử lý nghiệp vụ bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh hàng ngày, phối hợp với NHTT Vietinbank kịp thời phát hiện các trường hợp mất khả năng thanh toán lãi/lỗ vị thế, thanh toán thực hiện HĐTL (nếu có). Riêng đối với tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ và giới hạn vị thế trên từng tài khoản nhà đầu tư, VSD thực hiện giám sát theo thời gian thực thông qua tính năng hệ thống để kịp thời phát hiện và phối hợp với HNX đình chỉ giao dịch đối với tài khoản vi phạm cho tới khi tình trạng vi phạm được khắc phục, hướng dẫn các thành viên bù trừ liên quan khắc phục vi phạm ngay trong ngày phát sinh thông qua việc nộp bổ sung tài sản ký quỹ hoặc đóng bớt vị thế đồng thời báo cáo UBCKNN theo quy định.
Những kết quả đáng ghi nhận
Với những giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thành viên, tổ chức phát hành và nhà đầu tư, hoạt động nghiệp vụ của VSD trong năm 2022 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, thể hiện qua các con số sau:
Tính đến ngày 30/11/2022, số tài khoản lưu ký của nhà đầu tư do VSD quản lý thông tin sở hữu là 6.797.876 tài khoản (của 5.431.185 nhà đầu tư); trong đó số tài khoản mở mới là 2,2 triệu tài khoản, tăng 92% so với cùng kỳ năm 2021. Tính cùng thời điểm, VSD đã cấp 3.378 mã số giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài bao gồm 364 tổ chức và 3.014 cá nhân. Trong năm 2022, tổng giá trị thanh toán tiền giao dịch chứng khoán qua VSD đạt gần 3,9 triệu tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2021.
Tiếp tục triển khai nghiên cứu mô hình đối tác bù trừ thanh toán trung tâm đối với TTCK cơ sở và các sản phẩm/dịch vụ khác: Về mô hình đối tác bù trừ thanh toán trung tâm đối với TTCK cơ sở: Năm 2021, VSD đã hoàn thành việc xây dựng phương án thanh toán theo mô hình đối tác bù trừ trung tâm cho TTCK cơ sở trên cơ sở các quy định hướng dẫn của Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Chứng khoán năm 2019; năm 2022, VSD tiếp tục làm việc với các thành viên thị trường về quy trình bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán cơ sở theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm (CCP) khi Ngân hàng lưu ký không phải là thành viên bù trừ. Dự kiến sẽ triển khai áp dụng sau khi hệ thống CNTT mới của gói thầu 04 đi vào hoạt động.
Ngoài ra, VSD đã chủ động nghiên cứu một số dịch vụ, sản phẩm mới để đưa vào ứng dụng tại VSD, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của thị trường và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế như nghiên cứu đăng ký tài khoản tổng và chứng chỉ lưu ký (DR), ứng dụng CNTT (big data, blockchain, fintech) vào hoạt động nghiệp vụ của VSD nhằm đáp ứng nhu cầu của tổ chức phát hành, thành viên lưu ký và nhà đầu tư...
Thứ bảy, hoàn thành phối hợp với các SGDCK để triển khai các nhiệm vụ của TTCK, cụ thể: phối hợp với HOSE về việc cung cấp bổ sung dữ liệu chỉ số VN30 để phục vụ cho việc điều chỉnh phương pháp tính toán giá thanh toán cuối cùng (FSP) hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số VN30 theo phương pháp mới; phối hợp với HNX về việc điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ ban đầu HĐTL chỉ số VN30 cho TTCK phái sinh và áp dụng tỷ lệ ký quỹ ban đầu mới cho HĐTL chỉ số VN30 (từ 13% lên 17%) từ 15/12/2022.
Thứ tám, tích cực mở rộng hợp tác quốc tế:
Để nâng cao vị thế của VSD, kịp thời cập nhật kiến thức mới trong ngành và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế nhằm áp dụng cho thị trường Việt Nam, trong năm 2022, VSD đã tham gia và triển khai một số hoạt động sau: (i) Tham gia góp ý với dự thảo Tờ trình báo cáo Bộ Tài chính về việc bãi bỏ Quyết định số 27/QĐ-BTC ngày 14/01/2021 quy định về quy trình đón khách nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày) với Bộ Tài chính; (ii) Tham dự họp và làm việc với 15 đoàn khách trong nước và quốc tế về cập nhật thông tin TTCK Việt Nam, định hướng phát triển và trao đổi cơ hội hợp tác với VSD. Bên cạnh đó, VSD đã tham gia Hội nghị SIBOS 2022 tại Amsterdam, Hà Lan; phối hợp với HSBC Việt Nam tổ chức kỳ họp lần thứ 9 của Nhóm thông lệ thị trường Việt Nam (VN NMPG) tại VSD...
Tăng cường phối hợp giám sát thị trường
Trong bối cảnh TTCK năm 2022 biến động mạnh, công tác tổ chức vận hành hoạt động của TTCK với sự tham gia, phối hợp giữa các đơn vị là VSD, các SGDCK với các thành viên giao dịch, thành viên bù trừ và NHTT đã được thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả giúp cho các hoạt động của thị trường diễn ra an toàn; công tác quản lý rủi ro nhất là rủi ro thanh toán đã được thực hiện tốt, đảm bảo thị trường vận hành thông suốt, an toàn.
Đối với việc quản lý thành viên lưu ký, VSD thường xuyên cập nhật và đưa ra quy định biện pháp chế tài xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm quy chế nghiệp vụ của thành viên nhằm tăng cường hoạt động giám sát và quản lý thành viên, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý, tính tự giác tuân thủ của thành viên và góp phần lành mạnh hóa thị trường, giúp thị trường vận hành an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, trong năm 2022, VSD cũng tổ chức hội nghị thành viên để các thành viên có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý hoạt động nghiệp vụ. Thông qua đó đưa ra các kiến nghị, đề xuất giúp nâng cao hiệu quả xử lý hoạt động nghiệp vụ giữa thành viên và VSD.
Đối với việc quản lý thành viên bù trừ, để tăng cường hoạt động tuân thủ các quy chế nghiệp vụ của VSD, giúp thị trường vận hành an toàn, VSD thực hiện quản lý, giám sát thành viên bù trừ thông qua quá trình tác nghiệp xử lý nghiệp vụ bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh hàng ngày, phối hợp với NHTT Vietinbank kịp thời phát hiện các trường hợp mất khả năng thanh toán lãi/lỗ vị thế, thanh toán thực hiện HĐTL (nếu có). Riêng đối với tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ và giới hạn vị thế trên từng tài khoản nhà đầu tư, VSD thực hiện giám sát theo thời gian thực thông qua tính năng hệ thống để kịp thời phát hiện và phối hợp với HNX đình chỉ giao dịch đối với tài khoản vi phạm cho tới khi tình trạng vi phạm được khắc phục, hướng dẫn các thành viên bù trừ liên quan khắc phục vi phạm ngay trong ngày phát sinh thông qua việc nộp bổ sung tài sản ký quỹ hoặc đóng bớt vị thế đồng thời báo cáo UBCKNN theo quy định.
Những kết quả đáng ghi nhận
Với những giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thành viên, tổ chức phát hành và nhà đầu tư, hoạt động nghiệp vụ của VSD trong năm 2022 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, thể hiện qua các con số sau:
Tính đến ngày 30/11/2022, số tài khoản lưu ký của nhà đầu tư do VSD quản lý thông tin sở hữu là 6.797.876 tài khoản (của 5.431.185 nhà đầu tư); trong đó số tài khoản mở mới là 2,2 triệu tài khoản, tăng 92% so với cùng kỳ năm 2021. Tính cùng thời điểm, VSD đã cấp 3.378 mã số giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài bao gồm 364 tổ chức và 3.014 cá nhân. Trong năm 2022, tổng giá trị thanh toán tiền giao dịch chứng khoán qua VSD đạt gần 3,9 triệu tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2021.

Trên TTCK phái sinh, tính đến ngày 30/11/2022 đã có 1.144.958 tài khoản của nhà đầu tư được đăng ký trên hệ thống bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh của VSD, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2021. Số lượng hợp đồng mở có hiệu lực đến thời điểm ngày 30/11/2021 là 51.635 hợp đồng. Trong năm 2022, tổng giá trị giao dịch đạt hơn 7,3 triệu tỷ đồng; tổng giá trị thanh toán qua VSD đạt hơn 9 nghìn tỷ đồng, tăng gần 20% về giá trị giao dịch và tăng 12% về giá trị thanh toán so với cùng kỳ, hoạt động bù trừ giao dịch ký quỹ và thanh toán giao dịch được VSD thực hiện an toàn, suôn sẻ, hiệu quả.
Về hoạt động dịch vụ quỹ, hiện tại, VSD đang cung cấp dịch vụ cho 45 quỹ mở, 5 quỹ hưu trí, 11 quỹ ETF và 3 quỹ đóng, đảm bảo hệ thống vận hành an toàn và thông suốt.
Cùng với việc thực hiện tốt các công tác trọng tâm, trọng điểm, các hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh năm 2022 của VSD tiếp tục đạt kết quả khả quan, việc tuân thủ các quy định pháp luật về công tác kế toán, quản lý tài chính, CBTT được thực hiện nghiêm túc, các chế độ, chính sách cho cán bộ, viên chức VSD được cải thiện tích cực.
NĂM 2023: NHIỀU MỤC TIÊU HƯỚNG TỚI
Bước sang năm 2023, trước những thay đổi, yêu cầu ngày càng cao của TTCK Việt Nam, để hoàn thành nhiệm vụ được giao, VSD còn phải triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm.
Một là, triển khai các công tác liên quan đến chuyển đổi sang mô hình TCT LK&BTCK theo Luật Chứng khoán năm 2019 và Quyết định số 26/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy chế hoạt động của VSD cho phù hợp với các quy định mới của Tổng Công ty.
Hai là, xây dựng Chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2021 - 2030 và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 của TCT LK&BTCK để trình Bộ Tài chính sau khi Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030 được ban hành.
Ba là, tham gia xây dựng, góp ý hoàn thiện cơ chế, chính sách về TTCK theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, UBCKNN, trong đó: tham gia nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán năm 2019 và các văn bản hướng dẫn; tham gia hoàn thiện Thông tư về hướng dẫn hình thức đóng góp, mức đóng góp, trích lập, quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ thanh toán, quỹ bù trừ, quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ; Thông tư hướng dẫn việc đăng ký, lưu ký, thực hiện quyền, chuyển quyền sở hữu, thanh toán giao dịch và tổ chức thị trường giao dịch TPDN phát hành riêng lẻ tại thị trường trong nước...
Bốn là, ban hành các quy chế, quy định hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ của VSD theo quy định của pháp luật sau khi được UBCKNN chấp thuận.
Năm là, tiếp tục hoàn thiện các công việc liên quan đến gói thầu “Thiết kế, giải pháp, cung cấp lắp đặt và chuyển giao hệ thống CNTT - HOSE” để đưa vào vận hành theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, UBCKNN.
Sáu là, triển khai hệ thống phục vụ cho hoạt động đăng ký, lưu ký và thanh toán giao dịch TPDN phát hành riêng lẻ theo quy định tại Nghị định số 65/2022/NĐ-CP ngày 16/9/2022.
Bảy là, phối hợp với các SGDCK triển khai phương án kiểm soát việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo, CBTT trước giao dịch của người nội bộ, người có liên quan theo chỉ đạo của cơ quan quản lý.
Tám là, tiếp tục chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng triển khai mô hình đối tác bù trừ thanh toán trung tâm (CCP) cho TTCK cơ sở, nghiệp vụ giao dịch trong ngày và thanh toán chứng khoán chờ về khi hệ thống CNTT mới đi vào hoạt động.
Chín là, tổ chức Hội nghị thường niên lần thứ 25 của Hiệp hội các Trung tâm Lưu ký Chứng khoán khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ACG25).
Nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu hội nhập và phát triển của TTCK Việt Nam, VSD tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế qua đó thúc đẩy phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho các giao dịch xuyên biên giới, hướng tới các liên kết quốc tế để vòng tuần hoàn tiền và tài sản không chỉ luân chuyển nhịp nhàng, thông suốt an toàn trên TTCK trong nước mà còn lan tỏa ra các thị trường khu vực và quốc tế. Trong vai trò là thành viên một số tổ chức quốc tế như ACG, Hiệp hội các đối tác thanh toán trung tâm toàn cầu (CCP12), Hiệp hội Các cơ quan cấp mã quốc gia (ANNA)…trong năm 2023, VSD vinh dự đăng cai Hội nghị Các tổ chức Lưu ký Bù trừ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Mười là, nghiên cứu, sẵn sàng triển khai các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu của tổ chức phát hành, thành viên lưu ký và nhà đầu tư theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, UBCKNN.
Trong năm 2023, VSD sẽ tiếp tục nghiên cứu và triển khai HĐTL trên bộ chỉ số mới; liên kết với các tổ chức lưu ký, bù trừ thanh toán khu vực để cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới nhằm góp phần hình thành trung tâm lưu ký, bù trừ thanh toán mang tính khu vực (ICSD, ICCP), tiến tới cung cấp các dịch vụ lưu ký, đăng ký, bù trừ thanh toán thực hiện quyền cho các giao dịch xuyên biên giới. Ngoài ra, VSD đã chủ động nghiên cứu một số dịch vụ, sản phẩm mới để đưa vào ứng dụng tại VSD như: đăng ký tài khoản tổng và chứng chỉ lưu ký (DR), dịch vụ sổ cổ đông điện tử (E-passbook); ứng dụng CNTT (big data, blockchain, fintech) vào hoạt động nghiệp vụ của VSD nhằm đáp ứng nhu cầu của tổ chức phát hành, thành viên lưu ký và nhà đầu tư...
Khối lượng công việc năm 2022 của VSD là không nhỏ, song VSD tin tưởng rằng, dưới sự chỉ đạo sát sao của cơ quan quản lý, với sự hỗ trợ, sát cánh của thành viên, tổ chức phát hành và sự ủng hộ, đồng hành của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như của các đối tác, VSD sẽ tiếp tục vững bước, vượt qua những khó khăn, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đặt ra cho năm 2023, góp phần thiết thực vào sự ổn định và phát triển của TTCK Việt Nam./.
[1] Vốn điều lệ của VSDC được xác định bằng vốn chủ sở hữu của VSD theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán tại thời điểm trước ngày VSDC được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Tin khác
-
VSD tham dự Hội nghị Diễn đàn các tổ chức Lưu ký chứng khoán quốc tế năm 2023 tổ chức tại Cộng hòa Séc
Cập nhật ngày 30/05/2023 - 16:51:16 -
Đảng ủy VSD tổ chức Hội nghị chuyên đề về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh”
Cập nhật ngày 18/05/2023 - 16:06:14 -
VSD tiếp và làm việc với Ngân hàng Deutsche Bank
Cập nhật ngày 11/05/2023 - 10:47:17 -
Lấy ý kiến dự thảo Quy chế nghiệp vụ
Cập nhật ngày 28/04/2023 - 14:02:38 -
UBCKNN tiếp tục cảnh báo nhà đầu tư về hoạt động cung cấp dịch vụ về chứng khoán trên không gian mạng nhưng không được UBCKNN cấp phép
Cập nhật ngày 21/04/2023 - 11:17:14 -
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) sẵn sàng chuẩn bị cho việc triển khai hoạt động đăng ký, lưu ký, giao dịch và thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
Cập nhật ngày 20/04/2023 - 14:51:56 -
Công bố các tài liệu đặc tả giao thức kết nối liên quan đến nghiệp vụ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
Cập nhật ngày 23/03/2023 - 11:16:48 -
UBCKNN khuyến cáo nhà đầu tư về việc một số đối tượng giả mạo thông tin của các công ty quản lý quỹ
Cập nhật ngày 02/03/2023 - 15:59:11 -
Đoàn công tác của VSD thăm và làm việc tại thị trường Đài Loan
Cập nhật ngày 21/02/2023 - 16:45:30 -
VSD tiếp và làm việc với Ngân hàng Standard Chartered Bank Việt Nam
Cập nhật ngày 07/02/2023 - 17:13:31
Tin nổi bật
-
26/05/2023 - 16:42:26
HTG: Chuyển quyền sở hữu 11.050 cổ phiếu
Thống kê
-
39.150|5.621
-
4
-
2.479
-
733
-
35
-
7.164.987