"Những vấn đề đặt ra cho việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam"
Sáng 10/10 tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư/ Tạp chí điện tử Nhadautu.vn tổ chức Hội thảo "Nâng hạng thị trường chứng khoán và việc minh bạch thông tin của công ty niêm yết".
Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham dự của lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đại diện các bộ, ngành, Ban Kinh tế TW, Uỷ ban Kinh tế và Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, các chuyên gia kinh tế và các công ty kiểm toán, các thành viên thị trường. Tại hội thảo Tiến sĩ Nguyễn Sơn - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) đã trình bày tham luận với chủ đề:"Những vấn đề đặt ra cho việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam". Chi tiết bài tham luận như sau:
Các tổ chức xếp hạng thị trường (như MSCI, FTSE) hiện đang phân loại các TTCK trên thế giới thành 4 nhóm:
(i) Nhóm thị trường phát triển (Developed Markets)
(ii) Nhóm thị trường mới nổi (Emerging Markets)
(iii) Nhóm thị trường cận biên (Frontier Markets)
(iv) Nhóm thị trường biệt lập (Standalone Markets)
FTSE còn chia nhóm thị trường mới nổi thành 2 cấp, gồm: Thị trường mới nổi hạng hai/thứ cấp (Secondary Emerging Markets) và Thị trường mới nổi nâng cao (Advanced Emerging Markets).
Lợi ích của việc nâng hạng TTCK
Theo báo cáo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, việc được nâng hạng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho thị trường trong nước bao gồm:
- Thu hút dòng vốn ngoại gián tiếp ròng khoảng 7,2 tỷ USD vào Việt Nam. Các nguồn đầu tư này từ các quỹ đầu tư lớn và các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài khác.
- Cải thiện khả năng định giá cổ phiếu, theo đó định giá cổ phiếu của thị trường sẽ được nhiều nhà đầu tư tham gia đánh giá, thể hiện đúng nhu cầu thực tế và đánh giá đúng tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp. Việc định giá được cải thiện này sẽ mang lại tác động tích cực đến quá trình cổ phần hoá của Chính phủ, dẫn đến khả năng có được lợi nhuận cao hơn từ việc thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước.
- Gia tăng số lượng nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư có quy mô lớn, đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư hiện đang có nhiều nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, tăng tính chuyên nghiệp và quy mô nhà đầu tư, giảm thiểu biến động từ tác động tâm lý thị trường đối với số lượng lớn nhà đầu tư cá nhân.
- Thu hút thêm nhiều NĐTNN mới đầu tư vào trong nước, từ đó có ảnh hưởng tích cực đến tính thanh khoản của TTCK và sự phát triển của thị trường theo hướng tiếp cận các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế trong hoạt động của doanh nghiệp, quản trị công ty.
Việc nâng hạng TTCK giúp nâng cao vị thế và hình ảnh của thị trường vốn Việt Nam, từ đó góp phần nâng cao hình ảnh, sức hút, tính cạnh tranh của kinh tế Việt Nam trong khu vực và quốc tế.
Những nội dung cần thực hiện để có thể nâng hạng TTCK Việt Nam
Theo đánh giá chung của hai tổ chức MSCI và FTSE cũng như chuyên gia Ngân hàng Thế giới, trong 12 vấn đề còn vướng mắc, có 2 vấn đề trọng yếu cần tập trung cải thiện trong thời gian tới, đó là: (i) Vấn đề về yêu cầu ký quỹ trước giao dịch và (ii) Vấn đề về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với vấn đề về yêu cầu ký quỹ trước giao dịch, giải pháp triển khai hệ thống bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo mô hình đối tác bù trừ trung tâm (CCP) trên TTCK cơ sở và cho phép ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là thành viên bù trừ (bên cạnh các thành viên bù trừ là các công ty chứng khoán) là phương án căn bản và tối ưu để xử lý vấn đề yêu cầu ký quỹ trước giao dịch cũng như lo ngại của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) về vấn đề an toàn lưu giữ tài sản khi phải chuyển tài sản (tiền và chứng khoán) ra khỏi ngân hàng lưu ký sang công ty chứng khoán (CTCK) là thành viên bù trừ (TVBT) để bù trừ và thanh toán.
Tuy nhiên, vấn đề này đang gặp phải vướng mắc khi triển khai thực hiện. Đó là mặc dù pháp luật chứng khoán (Luật Chứng khoán, Nghị định 155/2020/NĐ-CP) đều đang quy định theo hướng cho phép các ngân hàng thương mại (NHTM), chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép tham gia làm thành viên bù trừ trên hệ thống CCP cho TTCK cơ sở. Tuy nhiên, Luật các tổ chức tín dụng (Điều 107) và các văn bản hướng dẫn (Quyết định số 949/QĐ-NHNN ngày 30/5/2022 về việc đính chính Thông tư số 28/2021/TT-NHNN) hiện chưa quy định hoạt động thành viên bù trừ là một trong số các hoạt động kinh doanh khác của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đang giới hạn hoạt động bù trừ thanh toán của ngân hàng thương mại ở phạm vi bù trừ thanh toán cho giao dịch chứng khoán phái sinh của chính mình.
Hiện cả FTSE và MSCI đều xếp Việt Nam vào nhóm Thị trường cận biên. Trong đó, FTSE đang xem xét để xếp Việt Nam được nâng hạng lên Thị trường mới nổi hạng hai. FTSE đưa ra 9 tiêu chí cho Thị trường mới nổi hạng hai, trong đó có 4 tiêu chí liên quan đến lưu ký và thanh toán. Hiện Việt Nam đã đáp ứng được 8/9 tiêu chí của FTSE còn 1 tiêu chí liên quan đến thanh toán chưa đạt được yêu cầu của FTSE. Lý do FTSE đánh giá chưa đạt là hiện các NĐT nước ngoài trước khi đặt lệnh mua chứng khoán thì đã phải chuyển đủ tiền vào Việt Nam (yêu cầu ký quỹ hay prefunding). FTSE nêu rằng theo thông lệ quốc tế, NĐT là tổ chức tài chính (financial institutional investors) như các quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm… không cần phải ký quỹ trước khi mua chứng khoán. Những NĐT này chỉ phải chuyển tiền sau khi lệnh mua của họ đã được thực hiện thành công để thanh toán giao dịch của họ.
Thông tư 120/2020/TT-BTC hiện tại quy định NĐT chỉ được đặt lệnh mua chứng khoán khi có đủ tiền trên tài khoản, NĐT mở tài khoản tại NHLK có thể được đặt lệnh mà không có đủ tiền trên tài khoản nếu được NHLK bảo lãnh hoặc xác nhận sẽ thanh toán giao dịch chứng khoán cho NĐT. Tuy nhiên, quy định hiện tại của NHNN không cho phép NHLK cấp tín dụng cho NĐTNN để đầu tư chứng khoán. Do đó, trên thực tế NĐTNN phải chuyển đủ 100% tiền vào Việt Nam trước khi đặt lệnh mua chứng khoán. Điều này gây bất tiện, thậm chí rủi ro cho NĐTNN khi so với việc không cần phải ký quỹ, cụ thể:
- NĐTNN có thể bị bỏ lỡ cơ hội đầu tư khi chưa kịp chuyển tiền vào Việt Nam để thực hiện giao dịch.
- Trường hợp NĐTNN đã chuyển tiền vào Việt Nam nhưng không mua được chứng khoán, khi đó NĐTNN phải chịu khoản phí chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại. Bên cạnh đó, NĐTNN có thể bị thiệt hại do khoản vốn bị đóng băng trong thời gian tiền chuyển vào Việt Nam mà không thực hiện được giao dịch thành công và do biến động tỷ giá của ngoại tệ với Việt Nam Đồng.
Giải pháp cho vấn đề kỹ quỹ trước giao dịch
Giải pháp căn cơ và lâu dài đối với vấn đề về yêu cầu ký quỹ trước giao dịch là triển khai cơ chế bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo mô hình đối tác bù trừ trung tâm (CCP), khi đó các văn bản pháp lý không yêu cầu NĐT phải ký quỹ trước khi giao dịch, đồng thời VSDC là đơn vị chịu trách nhiệm thanh toán cuối cùng cho các giao dịch của NĐT (với cơ chế CCP sẽ không có việc huỷ giao dịch khi NĐT mất khả năng thanh toán). Tuy nhiên, hiện tại có một số lý do khiến cho cơ chế này chưa được triển khai, cụ thể:
- Cơ chế CCP đang được xây dựng gắp với hệ thống công nghệ thông tin KRX. Tuy nhiên, hệ thống KRX hiện chưa đi vào hoạt động.
- Pháp luật chứng khoán và pháp luật ngân hàng có một số nội dung chưa đồng nhất, cần phải được bổ sung sửa đổi, cụ thể:
+ Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp dịch vụ lưu ký chứng khoán cần được cho phép làm thành viên bù trừ, kết nối với hệ thống bù trừ thanh toán của VSDC để nhận thông báo về nghĩa vụ thanh toán của NĐT và thực hiện thanh toán giao dịch cho NĐT là khách hàng của mình trực tiếp với VSDC.
+ Trường hợp, NĐT không đủ tiền hoặc chứng khoán để thanh toán giao dịch của mình, trách nhiệm thanh toán giao dịch chứng khoán sẽ được chuyển sang công ty chứng khoán nơi NĐT đặt lệnh.
Đối với vấn đề này, VSDC đang cùng UBCKNN, Bộ Tài chính làm việc với Ngân hàng Nhà nước đề nghị Chính phủ, Quốc hội sửa đổi các văn bản pháp lý (Luật Tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán và các Nghị định hướng dẫn Luật). Tuy nhiên, công việc này sẽ cần nhiều thời gian.
Là giải pháp trước mắt và để đảm bảo mục tiêu nâng hạng thị trường vào năm 2025, VSDC đang cùng UBCKNN đề xuất, kiến nghị Bộ Tài chính xem xét sửa đổi Thông tư 120 gỡ bỏ quy định NĐT phải ký quỹ 100% tiền trước khi mua chứng khoán, thay vào đó cho phép CTCK được quyền chủ động quy định NĐT của mình có phải ký quỹ hay không cần kỹ quỹ, tỷ lệ ký quỹ đối với từng NĐT căn cứ vào đánh giá tín nhiệm của CTCK đối với từng NĐT đó (đánh giá KYC) cũng như tỷ lệ ký quỹ cho từng chứng khoán căn cứ vào mức độ rủi ro của từng chứng khoán. Trường hợp NĐT không đủ tiền để thanh toán giao dịch, CTCK sẽ phải thực hiện thanh toán cho NĐT, áp dụng cả trường hợp NĐT mở tài khoản lưu ký tại NHLK và chỉ đặt lệnh tại CTCK (trường hợp phổ biến đối với NĐT tổ chức tài chính nước ngoài).
Để CTCK có thể kiểm soát được rủi ro khi áp dụng cơ chế này, VSDC đang cùng UBCKNN làm việc với các NHLK, CTCK để tìm ra giải pháp giúp CTCK kiểm soát được rủi ro. Một số các biện pháp đó là:
- Kiến nghị Bộ Tài chính bổ sung quy định: trường hợp NĐT không đủ tiền và CTCK phải bỏ tiền để thanh toán giao dịch mua của NĐT, chứng khoán đó sẽ được chuyển về tài khoản tự doanh của CTCK và CTCK có quyền bán số chứng khoán nêu trên để thu hồi nợ.
- Khuyến cáo NĐT, CTCK và NHLK ký hợp đồng 3 bên, trong đó quy định trường hợp CTCK phải bán chứng khoán để thu hồi nợ như nêu trên đây mà không thu hồi đủ nợ thì CTCK được phép bán một phần chứng khoán của NĐT đang lưu ký tại NHLK.
- Kiến nghị Bộ Tài chính đưa ra mức phạt đối với NĐT không thực hiện nghĩa vụ thanh toán (ví dụ: cấm không cho giao dịch).
-
Lấy ý kiến dự thảo Quy chế thay thế Quy chế về hoạt động Đăng ký và chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại VSDC để đáp ứng quy định mới tại Thông tư 68/2024/TT-BTC ngày 18/09/2024
Cập nhật ngày 17/10/2024 - 16:08:28 -
Lấy ý kiến dự thảo Quy chế sửa đổi, bổ sung Quy chế thành viên lưu ký tại VSDC để đáp ứng quy định mới tại Thông tư 68/2024/TT-BTC ngày 18/09/2024
Cập nhật ngày 17/10/2024 - 15:07:10 -
Tổng cục Thuế chúc mừng VSDC nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam
Cập nhật ngày 11/10/2024 - 10:48:05 -
VSDC tổ chức chương trình thiện nguyện “Trao gửi yêu thương – Tiếp sức đến trường” cho học sinh vùng cao
Cập nhật ngày 02/10/2024 - 09:39:26 -
Đảng ủy VSDC tổ chức Hội nghị tập huấn công tác Đảng năm 2024
Cập nhật ngày 26/09/2024 - 11:16:40 -
Lấy ý kiến dự thảo Quy chế sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán tại VSDC để đáp ứng quy định mới tại Thông tư 68/2024/TT-BTC ngày 18/9/2024
Cập nhật ngày 24/09/2024 - 17:06:41 -
Phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3
Cập nhật ngày 20/09/2024 - 14:28:24 -
VSDC tham dự Hội nghị toàn thể thường niên lần thứ 26 của Hiệp hội các Tổ chức Lưu ký, Bù trừ chứng khoán khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Cập nhật ngày 16/09/2024 - 16:34:52 -
Chủ tịch Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) tham dự Đoàn công tác của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tại Australia và Singapore
Cập nhật ngày 22/08/2024 - 16:52:53 -
Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam tổ chức hội nghị các Tổ chức Đăng ký chứng khoán tại VSDC năm 2024
Cập nhật ngày 22/08/2024 - 08:47:50
-
29/10/2024 - 16:16:27
CTD: Chuyển quyền sở hữu
-
11/10/2024 - 10:48:05
Tổng cục Thuế chúc mừng VSDC nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam
-
20/09/2024 - 14:28:24
Phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3
-
16/09/2024 - 16:34:52
VSDC tham dự Hội nghị toàn thể thường niên lần thứ 26 của Hiệp hội các Tổ chức Lưu ký, Bù trừ chứng khoán khu vực Châu Á -...
-
30/08/2024 - 17:06:29
BCM12403: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký trái phiếu lần đầu
-
30/08/2024 - 17:05:22
CTG12412: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký trái phiếu lần đầu
-
22/08/2024 - 08:50:23
MBB: Chuyển quyền sở hữu 10.599.512 cổ phiếu
-
22/08/2024 - 08:47:50
Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam tổ chức hội nghị các Tổ chức Đăng ký chứng khoán tại VSDC năm 2024
-
31/07/2024 - 16:10:11
Hành trình tìm về những địa chỉ đỏ
-
16/07/2024 - 14:45:53
BID12420: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký trái phiếu lần đầu
-
42.539|5.996
-
6
-
3.104
-
791
-
37
-
8.864.733